Năm 2016 dự đoán sẽ tiếp tục khó khăn với ngành thép, khi bên cạnh nguy cơ thép nhập khẩu giá rẻ, còn có những thách thức đến từ các biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường xuất khẩu.
Năm 2016, ngành thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) từ các nước NK cũng như các sản phẩm thép giá rẻ NK mạnh vào Việt Nam. Thực tế cho thấy, tự vệ là điều các DN ngành thép phải chủ động trong điều kiện tự do hóa thương mại, nhưng tự vệ như thế nào để hài hòa lợi ích giữa các DN là điều cần phải tính toán và cân nhắc.
Cuộc chiến giữa các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã trở nên nóng rẫy, sau khi Bộ Công thương ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
Ống thép cuộn cacbon của Việt Nam tiếp tục bị Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá, với biên độ phá giá cáo buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng cao nhất ở mức 113,18%.
Trong năm 2015, tôn, thép là 2 trong số những mặt hàng rơi vào danh sách bị kiện bán phá giá nhiều nhất. Các vụ kiện kéo dài không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế mà còn khiến các doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ mất thị trường, giảm xuất khẩu ra thế giới.
Trong số 5 nước có sản phẩm ống thép cuộn cacbon nhập khẩu vào Mỹ bị điều tra chống bán phá giá, chỉ duy nhất Philippines được loại trừ. Việt Nam và các nước còn lại vẫn nằm trong danh sách tiếp tục bị điều tra. Dự kiến, kết luận sơ bộ về thuế chống bán phá giá sẽ được xác định vào khoảng ngày 5/4/2016.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, cả sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm của Việt Nam trong năm 2015 đều tăng trưởng cao với mức 21,54 % và 26,38 % tương ứng.